Những lưu ý khi học tiếng Nhật
Hiện tại có hơn 3400 dự án đầu tư từ Nhật vào nước ta với tổng số vốn lên đến 44 tỷ USD. Số lượng đầu tư ngày một tăng lên, hiện tại đã triển khai trên 19 lĩnh vực, 1568 dự án. Từ đó khách hàng, đối tác là người Nhật ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu nhân sự biết tiếng Nhật tăng lên. Không những thế, có một sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa những người có chứng chỉ tiếng Nhật N5 trở lên và những người không biết tiếng Nhật. Vì vậy, tiếng Nhật đang là ngôn ngữ được nhiều người cân nhắc. Tuy nhiên, đây không phải là một ngôn ngữ dễ học, nó khác hoàn toàn so với tiếng Việt hoặc tiếng Anh mà chúng ta học nên bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mới bắt đầu học. Tham khảo bài viết sau của Phương Nam Education về những lưu ý khi học tiếng Nhật.
>> Xem thêm: Học tiếng Nhật có khó không?
Những lưu ý khi học tiếng Nhật
Việc học cũng giống như leo núi vậy, bạn phải bắt đầu từ chân núi và leo lên từ từ, không thể cứ ngồi đó và trông đợi vào một ngày nào đó bạn sẽ lên được đỉnh núi. Bước đầu tiên khi bạn cần làm chính là đặt mục tiêu và lên kế hoạch và lộ trình học tiếng Nhật. Nếu bạn chưa biết nên đặt mục tiêu ra sao thì hãy bắt đầu với những câu hỏi tự đặt ra cho bản thân và trả lời một cách thẳng thắn chúng. Bạn học tiếng Nhật để làm gì? Vì sở thích, thần tượng, du lịch, du học hay vì công việc. Trình độ tiếng Nhật bạn muốn đạt được là bao nhiêu? Ngân sách bạn có thể chi cho việc này là bao nhiêu? Bạn muốn tự học, học qua ứng dụng, qua các khóa online hay tại các trung tâm?.... Từ những câu hỏi nhỏ nhặt ấy, bạn bắt tay vào định nghĩa mục tiêu của bản thân. Nên nhớ rằng mục tiêu là từng bước bạn sẽ đi để đạt được cái bạn mong muốn nên càng chi tiết, cụ thể thì sẽ càng hiệu quả. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ như mỗi ngày dành 2 tiếng học từ vựng tiếng Nhật rồi nâng dần các mục tiêu lên. Sau khi có mục tiêu thì bạn đã có thể lên cho lộ trình và kế hoạch học tập cho bản thân. Nhớ rằng tuân thủ những gì mình đã đặt ra, phải kỷ luật bản thân, tránh tình trạng học thất thường theo cảm hứng.
Lộ trình học tiếng Nhật
Romaji là hệ thống chữ Latin dùng để phiên âm cách đọc tiếng Nhật. Khi học bộ chữ này, người nước ngoài không cần biết tiếng Nhật cũng có thể giao tiếp được. Nó giúp bạn học nói khá nhanh nhưng đó cũng là điểm chí mạng. Một số bạn quá phụ thuộc vào bộ chữ này khiến việc học mãi không tiến bộ. Cứ chăm chăm vào cách đọc tiếng Nhật và xem nhẹ 3 bộ chữ cái còn lại của tiếng Nhật khiến bạn không thể nhớ nổi từ vựng, cách viết. Vì vậy, hãy hạn chế dùng Romaji khi học tiếng Nhật.
Trong các bộ chữ cái tiếng Nhật thì bộ chữ Kanji là đau đầu nhất. Bộ này có hơn 3000 chữ cái, cách viết của chúng giống chữ Hán của người Trung Quốc, thuộc dạng chữ tượng hình và cách viết của mỗi chữ đều khác nhau, rất khó để học thuộc hết chúng. Chữ Hán có 2 thành phần là phần bộ (ý nghĩa của chữ) và phần âm (cách đọc). Mỗi chữ cái Kanji được cấu tạo từ nhiều bộ thủ khác nhau. Có tới 214 bộ thủ trong tiếng Nhật nhưng bạn chỉ cần học 50 bộ. Một số bộ đứng một mình cũng có nghĩa nhưng có một số bộ thì không. Vị trí đứng của từng bộ thường cố định, ví dụ như bộ nhân (イ) và bộ dao (刂) chủ yếu đứng bên phải như イ trong chữ 住 (trú) hoặc 刂 trong từ phẫu 剖 (giải phẫu). Bạn cần nắm chắc bộ thủ Kanji khi học tiếng Nhật để nhớ mặt chữ và luyện viết. Nguyên tắc viết của bộ chữ Kanji là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, ngang trước, sổ sau.
>> Xem thêm: Bí quyết học tiếng Nhật hiệu quả
Lưu ý khi học tiếng Nhật bảng chữ cái
Ông cha ta ngày xưa thường học theo cách truyền thống mưa dầm thấm lâu, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Não chúng ta chỉ có bộ nhớ ngắn hạn khi học xong một từ nếu không được lặp lại. Trong quá trình lặp lại, bộ nhớ của bạn sẽ chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn. Thay vì cầm sách đọc đi đọc lại như cách học truyền thống thì ngày nay có công cụ tiện lợi hơn cho bạn. Đó là phương pháp SRS (Space Repetition System), học tiếng Nhật bằng thẻ flashcard. Bạn sẽ viết bất cứ thứ gì bạn muốn học lên thẻ như ngữ pháp, từ vựng, cách dùng câu,... Thẻ này đặc biệt nhỏ nên bạn có thể mang theo bên mình bất cứ khi nào muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp học này qua ứng dụng điện thoại Anki và Memrise. Ứng dụng Anki chú trọng từ vựng, gồm 2 mặt trước và sau. Mặt trước là câu hỏi, mặt sau là đáp án. Khi bạn bắt đầu học, mặt trước sẽ hiện lên và bạn trả lời và bấm “show answer”. Ứng dụng sẽ đánh giá bạn có nhớ đúng không với các mức độ như good, easy. từ đó gợi ý lịch học phù hợp cho bạn. Còn đối với ứng dụng học tiếng Nhật Memrise, bạn cần chọn đúng từ và viết đúng, cách học này khá gắt và bạn phải dành nhiều thời gian học hơn.
Bên cạnh đó, còn một mẹo giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, chính là áp dụng kỹ thuật Mnemonics giúp bạn liên kết với một thứ đã nhớ trong não với một thứ khác bên ngoài mà bạn cần ghi nhớ. Để sử dụng kỹ thuật này, bạn cần tạo ra mối móc câu kéo chúng lại gần với nhau. Chẳng hạn như một câu chuyện, bài hát, một từ viết tắt hoặc một hình ảnh nào đó khi bạn nghĩ đến là bạn sẽ nhớ ra từ vựng tiếng Nhật nào đó. Đây chỉ là một mẹo bạn giúp nhớ tiếng Nhật lâu hơn.
THƯ VIỆN LIÊN QUAN
Phương pháp luyện phát âm chuẩn Nhật sẽ mang đến người học những phương pháp luyện phát âm và chỉ ra các thành phần trọng yếu...
Kanji là gì mà lại khiến bất kỳ ai khi học tiếng Nhật đều cảm thấy e dè vậy nhỉ? Hãy cùng Phuong Nam Education “giải mã” ngay nào!
Kanji luôn được cho là phần khó nhất khi học tiếng Nhật. Nhưng đừng vì vậy mà nản lòng với con đường chinh phục bộ môn khó nhằn này nhé! Phuong Nam...
Ngày nay có rất nhiều cách học ngoại ngữ khác nhau như học qua ứng dụng, học online, học qua bài hát,... Và cách học ngoại ngữ được nhiều bạn ưa...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG