Cách đưa ra sự minh hoạ trong tiếng Nhật

Các bạn có biết mẫu câu “Cái này cũng được, cái kia cũng được, lấy cái nào cũng được” mà chúng ta vẫn thường sử dụng mỗi khi không biết chọn cái nào giữa rất nhiều lựa chọn cũng có trong tiếng Nhật không? Quả là mẫu câu kinh điển mà bất kể ngôn ngữ nào cũng có, và cũng gây rắc rối cho người nghe rằng cuối cùng thì mình nên chọn cái nào là tốt nữa. Giờ thì hãy tìm hiểu mẫu câu này cùng với Phuong Nam Education.

Ngữ pháp

~なり....なり

Cấu trúc:

N・Vる+なり

 Bởi vì A cũng được, B cũng được nên chọn cái đó 

Cách dùng: Đưa ra những ví dụ đặt trong nhóm có ý nghĩa giống nhau. Đây là cách nói thể hiện đưa ra đề xuất “cái nào cũng được” nhằm tránh quyết định cái nào. Câu phía sau không có dạng quá khứ, câu văn thể hiện ý hướng, kỳ vọng hoặc thể hiện sự tác động của tác giả. 

Ví dụ:

① 昼休みは40分しかないだから、おにぎりなり、サンドイッチなり、何か買って早く食べたほうがいい。

Bởi vì nghỉ trưa có 40 phút thôi nên cơm nắm hay bánh mì sandwich mua cái nào rồi ăn nhanh thì tốt hơn.

② この魚、僕が釣ったんだ。焼くなり煮るなりして食べてみて。

Con cá này tôi đã câu được. Nướng hay hầm rồi ăn thử xem.

③ 行くなり行かないなりはっきり決めて欲しい。

Đi hay không đi, tôi muốn anh quyết định rõ ràng.

Đi hay không đi?

Đi hay không đi?

~であれ... であれ・〜であろうと....であろうと

Cấu trúc:

N+であれ

 Không liên quan là A hay B, có thể đánh giá giống nhau đối với những thứ cùng chủng loại

Cách dùng:  Không phải là những ví dụ linh tinh, không liên quan đến nhau mà là đưa ra những ví dụ thuộc nhóm ý nghĩa tương tự nhau

Ví dụ:

① 地震であれ火事であれ、緊急の場合に冷静になれる人は少ないだろう。

Động đất hay hoả hoạn, những người mà có thể bình tĩnh trong những trường hợp khẩn cấp thì ít.

② ビールであろうとワインであろうと、酒は酒だ。運転前に絶対飲んではいけません。

Dù là rượu vang hay bia, chất có cồn là chất có cồn. Trước khi lái xe tuyệt đối không được uống.

③ 晴天であれ雨天であれ遠足は予定通り行く。

Cho dù trời đẹp hay trời mưa thì cuộc đi chơi xe vẫn được thực hiện.

Dù là bia hay rượu thì vẫn là chất có cồn

Dù là bia hay rượu thì vẫn là chất có cồn

~といい....〜といい

Cấu trúc:

N+といい

Nhìn ở khía cạnh này hay khía cạnh khác thì trạng thái cũng giống nhau

Cách dùng:  Đưa ra những ví dụ mà cùng thuộc một nhóm ý nghĩa giống nhau. Vế sau là câu văn nêu lên trạng thái (câu văn có kèm những tính từ thể hiện sự đánh giá cao của tác giả). Câu văn không thể hiện ý chí, ý hướng của tác giả

Ví dụ:

① この絵画は映像の美しさといい音楽の素晴らしいといい、最高の作品だ。

Bộ phim này dù nói về vẻ đẹp của hình ảnh hay nói về sự tuyệt vời của âm nhạc thì cũng thực sự là một tác phẩm hoàn hảo

② この虫は色といいといい、木の葉にそっくりだ。

Con côn trùng này nói về màu sắc hay hình dạng thì cũng thực sự quá giống lá cây.

③ このコーヒは味といい香りといい、素晴らしい。

Cà phê này vị cũng ngon, mùi hương cũng thơm, quá tuyệt vời

Cafe này mùi vừa thơm mà vị cũng ngon nữa

Cafe này mùi vừa thơm mà vị cũng ngon nữa

~といわず....〜といわず

Cấu trúc:

N+といわず

Không phân biệt A hay B, tất cả đều như nhau

Cách dùng:  Đưa ra những ví dụ mà cùng thuộc một nhóm ý nghĩa giống nhau. Thường phối hợp những từ ngữ có sự liên kết về mặt không gian, thời gian, bộ phận (sáng và trưa, chân và tay,…). Câu sau không chỉ là câu văn thể hiện trạng thái mà có sử dụng động từ. Thường thể hiện ý nghĩa không tốt. Không sử dụng với câu phủ định.

Ví dụ:

① 砂浜で遊んでいた子供たちは、手といわずといわず全身だらけだ。

Bọn trẻ mà đã chơi ở ngoài bãi cát bất kể tay hay chân toàn thân đều là cát.

② 室内で犬を飼っているので、廊下といわず部屋といわず家内犬の毛が落ちている。

Bởi vì nuôi chó trong nhà cho nên bất kể hành lang hay trong phòng, lông chó đều rơi khắp nhà.

③ 営業マンの品田さんは平日といわず週末都といわず休む暇なく社外に出て働いている。

Là nhân viên kinh doanh như anh Shinada thì bất kể ngày thường hay cuối tuần, giờ rảnh rỗi nghỉ ngơi không có, luôn phải ra ngoài làm việc.

Chơi ở bãi cát thì chân hay tay đều dính toàn là cát thôi

Chơi ở bãi cát thì chân hay tay đều dính toàn là cát thôi

Luyện tập

1.(  )、この店の料理は素晴らしい。

a . 味な盛り付けなり

b. 味といい盛り付けといい

c. 味といわず盛り付けといわず

 

2.(   )、何か筆記用具をここに書いておいたほうがいいです。

a. 鉛筆なりボールペンなり                          

b. 鉛筆といいボールペンといい

c. 鉛筆都といわずにボールペンといわずに

 

3.(   )、人と接し方が大切なのだ。

a. レストランの店員なり会社員なり

b. レストランの店員であれ会社員であれ 

c. レストランの店員といわず会社員といわず

 

4.あの名所には(   )、一年中観光客が訪れる。

a. 春なり秋なり             

b. 春といい秋といい      

c. 春といわず秋といわず

 

5.(   )、フォークで食べるのは変だ。

a. すしなりさしみなり   

b. すしであれさしみであれ  

c. すしといわずさしみといわず


Đáp án: 1-b; 2-a; 3-b; 4-c; 5-b 

 

Trên đây là một số mẫu ngữ pháp đưa ra sự minh hoạ về ví dụ trong tiếng Nhật, hy vọng có thể giúp các bạn áp dụng vào trong những mẫu câu giao tiếp hằng ngày để trông thật “Nhật” nhé.

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Cấu trúc ngữ pháp N1 diễn tả các hành động kèm theo
Cấu trúc ngữ pháp N1 diễn tả các hành động kèm theo

Hành động luôn là cái chúng ta thường đề cập trong các câu văn, câu nói hằng ngày dù là trong bất kỳ tình huống nào. Do đó mà những mẫu ngữ pháp...

Mách bạn ngữ pháp N1 về các mẫu câu quan hệ
Mách bạn ngữ pháp N1 về các mẫu câu quan hệ

Trong tiếng Nhật, nếu nói đến các mẫu ngữ pháp chỉ quan hệ thì có nhiều vô số kể. Cứ lên mỗi trình độ cao hơn thì ta có thể gặp các mẫu câu quan hệ...

Những mẫu ngữ pháp N2 thể hiện lý do
Những mẫu ngữ pháp N2 thể hiện lý do

Ngoài những mẫu ngữ pháp ~ので、~だから、~て、... mà các bạn đã được học thì ở cấp độ N2 sẽ có những mẫu ngữ pháp nâng cao hơn để chỉ lý do. Hãy cùng Phuong...

Các cấu trúc ngữ pháp N2 biểu hiện khả năng
Các cấu trúc ngữ pháp N2 biểu hiện khả năng

Khi bạn muốn nói một khả năng nào đó nhưng thiên về mặt tinh thần, cảm xúc thì bạn sẽ sử dụng cấu trúc ngữ pháp nào? Phuong Nam Education sẽ giới...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat