Konosuke Matsushita - "Người khổng lồ" trong lòng người Nhật
Tại đất nước có nền kinh tế phát triển thần kỳ như Nhật Bản, không có gì bất ngờ khi đây là nơi sinh ra của rất nhiều ông thần kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng được người Nhật xem là “người Nhật khổng lồ” như Konosuke Matsushita, những bài học ông để lại không chỉ về kinh doanh mà còn về con người, cách sống,…
Konoshita Matsushita (1894 ~ 1989) là được xem như “triết gia”. Nếu “Triết học là suy nghĩ kỹ càng về con người, theo đuổi bản chất của con người và làm sáng tỏ chúng” thì Konosuke Matsushita cũng như các triết gia Hy Lạp, theo đuổi bản chất của con người và làm sáng tỏ nó theo cách của ông.
Không ai tự nhiên lại suy nghĩ đến những vấn đề trừu tượng như Triết học và Matsushita cũng không ngoại lệ. Lý do ông luôn suy nghĩ về vấn đề này được cho là bắt nguồn từ gia đình của ông.
Gia đình Matsushita có 10 người: bố mẹ, bảy chị em. Đã từng là một trong những gia đình nổi tiếng nhất làng nhưng khi lên bốn tuổi, việc bố ông phá sản do thất bại trong kinh doanh đã khiến cho gia đình ông rơi xuống “vực thẳm”. Để tồn tại mỗi người trong gia đình buộc phải đi tìm con người riêng cho bản thân. Đến năm chín tuổi, dù chỉ là một cậu bé đang học tiểu học nhưng ông đã phải lên đường rời xa quê hương đến Osaka để tìm kiếm tương lai của bản thân.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ông bắt đầu suy ngẫm về nhân sinh là sự lần lượt ra đi của người thân trong gia đình, từ bố mẹ đến anh chị.
Matsushita lúc 11 tuổi và bà chủ tiệm xe đạp
Sau thời gian dài suy ngẫm ông đã đi đến kết luận rằng "sự tồn tại con người là một điều vĩ đại" và "có thể nói con người là vua của muôn loài". Những suy ngẫm của ông được tổng hợp trong cuốn “Suy nghĩ về con người: Cái nhìn mới về con người" (Viện nghiên cứu PHP, 1972).
Theo ông, trách nhiệm tỷ lệ thuận với vai trò và vị trí. Nếu có học giả, nhà tôn giáo nào cho rằng con người nhỏ bé, tội lỗi, đứng ngang hàng với loài khỉ thì không thể đòi hỏi “trách nhiệm lớn lao” từ con người. Tổng thống là con người, người dân cũng là con người, nếu theo như nhận định trên thì sẽ không có ai tranh luận về vấn đề trách nhiệm của tổng thống ngang bằng với trách nhiệm của người dân.
Konosuke Matsushita lập luận rằng chiến tranh bắt đầu khi mọi người coi nhau như những sinh vật tầm thường, và việc giết người và bắt nạt kẻ yếu bắt đầu khi mọi người coi nhau là khỉ. Nếu chúng ta coi con người là những sinh vật có phẩm giá bất khả xâm phạm, và phát triển tinh thần trách nhiệm, tôn trọng người khác thì chúng ta có thể tránh được bi kịch đó.
Khi được hỏi về triết lý của mình, Konosuke Matsushita trả lời: "Nói một cách nôm na thì nó nói lên tầm quan trọng của con người”. Cụm từ này là từ khóa cực kỳ quan trọng trong quan điểm của ông về con người. Vì thế, trong cuộc sống, ông luôn đề cao tầm quan trọng của mọi người xung quanh và yêu thương họ, không phân biệt hay miệt thị bất cứ ai.
Matsushita trao đổi công việc của đối tác và cấp dưới
Con đường kinh doanh của Matsushita bắt đầu ở tuổi 23 với ổ cắm điện do chính ông sáng chế. Sáng chế này cũng chính là nền tảng của tập đoàn Panasonic Nhật Bản. Công việc kinh doanh của ông tiếp tục phát triển với việc đưa triết lý về tầm quan trọng của con người vào trong kinh doanh. Theo đó, cách kinh doanh của ông ấy có thể coi như là hình thức kinh doanh trong đó con người là quan trọng nhất. Chính vì thế, ông luôn coi trọng, đề cao sự hiện diện của tất cả mọi người từ nhân viên, khách hàng, đối tác,...
Ai cũng biết rằng sứ mệnh của các doanh nghiệp là sản xuất, cung cấp các sản phẩm “tốt, rẻ, an toàn”. Nhiều người khác nghĩ rằng, trong kinh doanh chỉ cần kinh doanh thuận lợi, đạt được lợi nhuận cao là thành công. Tuy nhiên, Matsushita không nghĩ như vậy, khi sản xuất và kinh doanh một sản phẩm ông luôn chú trọng đến sự hợp lý về giá cả và chất lượng, luôn quý trọng niềm tin của khách hàng, nhờ đó, mà tập đoàn Panasonic bao nhiêu năm trôi qua vẫn là một trong những tập đoàn hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm điện tử cho toàn thế giới.
Có một sự thật ít ai biết, trong triết lý kinh doanh của ông, việc tạo ra lợi nhuận chỉ là điều quan trọng thứ hai. Đối với ông, niềm tin và sự hài lòng của nhân viên là trên hết. Ông luôn xem nhân viên của mình như người thân trong gia đình, luôn khuyến khích, động viên, quan tâm và truyền cảm hứng cho họ.
Bắt đầu kinh doanh từ con số 0 nhưng ông đã xây dựng nên tập đoàn trị giá mấy nghìn tỷ yên, chính là nhờ triết lý kinh doanh đề cao tầm quan trọng của con người. Triết lý kinh doanh này của ông cũng được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng và trở thành triết lý quan trọng, không thể thiếu trong nhiều công ty lớn và nhỏ trên khắp thế giới.
Konosuke Matsushita thăm hỏi tình hình làm việc của nhân viên
Konosuke Matsushita dù là cha đẻ Panasonic nhưng ông luôn nhận định “bản thân là người bình thường”, không được đến trường, ốm yếu bệnh tật, không có gia đình, không có quê hương để trở về. Ông luôn cảm thấy những người ông tiếp xúc đều hiểu biết và có tầm nhìn hơn ông rất nhiều.
Matsushita - Con người vĩ đại nhưng khiêm tốn
Tuy nhiên, không vì thế mà ông cảm thấy tự ti hay mặc cảm, mà thay vào đó, ông luôn sẵn sàng đối mặt với thực tế, suy nghĩ về những điều mà bản thân có thể làm, tận dụng tối đa “sự tầm thường” của bản thân, cải thiện bản thân bằng cách lắng nghe ý kiến và câu chuyện của những người xung quanh, sở dĩ như thế là vì bên cạnh nhận thức bản thân là người bình thường, ông cũng luôn giữ suy nghĩ “sự tồn tại con người là một điều vĩ đại”. Có thể thấy quan niệm này của ông đã mang lại kết quả tuyệt vời, giúp ông trở thành một con người vừa vĩ đại vừa khiêm tốn.
Phuong Nam Education hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cha đẻ Panasonic - Konosuke Matsushita, hiểu được tại sao tập đoàn Panasonic phát triển như ngày nay.
Tags: Konosuke Matsushita, Cha đẻ Panasonic, Tiểu sử về tuổi thơ của Konosuke Matsushita, Tinh thần trách nhiệm và tôn trọng người khác của Konosuke Matsushita, Triết lý kinh doanh của Konosuke Matsushita, tập đoàn Panasonic, Matsushita, gia đình Matsushita
TIN LIÊN QUAN
Búp bê người máy Nhật Bản là loại búp bê rất thú vị, có nhiều kiểu dáng bắt mắt và cơ chế hoạt động gây tò mò cho...
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Vì thế, khi vào nhà hàng thưởng thức món ăn chúng ta...
Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...
Wagashi không đơn giản là món tráng miệng thông thường của Nhật Bản. Vì thế để thưởng thức trọn vẹn nó không chỉ dùng...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG