Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết
Mỗi đất nước có mỗi nền văn hóa khác nhau. Trước khi đến bất kỳ đất nước nào thì ngoài ngôn ngữ, văn hóa chính là điều quan trọng thứ hai, trong đó văn hóa ăn uống hay các quy tắc trên bàn ăn của nước đó là điều mà bạn cần quan tâm để thích nghi với cuộc sống mới. Ở đất nước được mệnh danh là đất nước có nhiều quy tắc như Nhật Bản thì trên bàn ăn bạn cần chú ý những nguyên tắc ăn uống trên bàn ăn Nhật Bản nào hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu nhé.
Hầu hết các nhà hàng Nhật Bản đếu cung cấp khăn lau tay Oshibori khi dùng bữa tại nhà hàng. Có một số loại Oshibori khác nhau như Oshibori giấy dùng 1 lần và Oshibori vải có thế dùng nhiều lần. Các bạn cần chú ý là loại khăn này chỉ dùng để lau tay, tránh lau bất cứ thứ gì khác ngoài tay như mặt, miệng, bàn.
Khăn Oshibori thường được để trong các nhà hàng Nhật
Người Nhật có thói quen chắp tay lại trước khi ăn và sau khi ăn. Đây được xem là đặc trưng quan trọng nhất trong các quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản. Từ được nói trước bữa ăn là "Itadakimasu" và sau bữa ăn là "Gochisosama”. Cả hai đều nhằm bày tỏ hai loại biết ơn.
Trước khi ăn người Nhật chắp tay lại để cảm ơn bữa ăn
Một là lòng biết ơn đối với tất cả những người tham gia bữa ăn. Đây là lời cảm ơn đến tất cả những người sản xuất nguyên liệu và những người nấu ăn.
Thứ hai là lòng biết ơn đối với các thành phần, nguyên liệu của món ăn. Khi chúng ta ăn thịt hoặc cá, chúng ta đang tiếp nhận sự sống của các loài động vật đang sống. Không chỉ cá thịt, người Nhật nghĩ rằng rau cũng có sự sống và họ biết ơn vì những sự sống khác đã được chuyển hóa thành năng lượng cho sự tồn tại của họ.
Đũa là món đồ dùng quen thuộc trong đời sống ẩm thực của nhiều nước ở Châu Á, tuy nhiên dù chỉ là một dụng cụ đơn giản được sử dụng trên bàn ăn nhưng ở mỗi nước lại có mỗi cách sử dụng và những điều cấm kỵ cần lưu ý khác nhau.
Sử dụng đũa đúng cách là một trong những điều cần chú ý trong quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản. Nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên có nhiều trường hợp ngay cả người Nhật cũng không biết cách sử dụng đũa đúng cách. Cách cầm đũa đúng là giữ đũa giữa ngón trỏ và ngón giữa, đồng thời cố định đũa dưới bằng ngón cái và ngón áp út. Cách cầm này sẽ giúp bạn sử dụng, gấp đồ ăn dễ dàng hơn.
Cầm đũa đúng cách giúp gấp đồ ăn thuận tiện hơn
Khi dùng bữa trên bàn ăn Nhật Bản, việc cầm bát cơm hay bát súp trên tay là cách cư xử tốt thể hiện sự tôn trọng người nấu ăn, quý trọng từng hạt gạo, nguyên liệu để tạo nên bữa ăn. Và dĩ nhiên để giúp người ăn có thể cầm bát một cách dễ dàng hơn, phần lớn bát được thiết kế với trọng lượng, kích thước khá nhẹ.
Cầm bát đúng cách giúp tư thế lúc ăn trông đẹp mắt hơn
Mặc dù không bắt buộc nhưng việc tạo ra âm thanh khi ăn, uống súp. ramen, udon, trà là hành động được khuyến khích trên bàn ăn Nhật. Tuy nhiên, trên bàn ăn Nhật không phải bất cứ hành động nào cũng được phép tạo ra âm thanh. Nếu bạn phân vân không biết việc đó có nên tạo ra âm thanh hay không thì tốt hơn nên làm trong yên tĩnh.
Trong văn hóa ăn uống của người Nhật có những điều cấm kỵ tuyệt đối không nên làm trên bàn ăn như:
Không chống khuỷu tay lên bàn
Việc vừa chống khuỷu tay lên bàn vừa ăn không chỉ khiến cho tư thế ăn của bạn trông không đẹp mắt mà còn làm người người ăn cùng cảm thấy không thoải mái.
Trên bàn ăn nên nâng cánh tay của bạn lên và để tay không cầm đũa trên bàn.
Không nên để thức ăn thừa trên bàn ăn
Đây là điều bạn nên tuân thủ trong quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản, nó được coi là một hành động thể hiện sự biết ơn với người đã chuẩn bị thức ăn. Nếu bạn dị ứng hoặc không ăn được món gì hãy kiểm tra khi gọi món hay thông báo cho họ nguyên liệu mình bị dị ứng, không thể ăn để họ bỏ chúng ra khỏi món ăn.
Ngoài ra, nếu bạn không thể ăn tiếp vì quá no thì không cần ép bản thân ăn nó, thay vào đó, bạn có thể cảm ơn nhân viên và dành lời khen cho nhà hàng của họ.
Không chồng dĩa khi ăn xong
Khi đi ăn ở nhà hàng, nhiều người thường chống dĩa lên khi dùng bữa xong với suy nghĩ là làm như vậy sẽ giúp nhân viên cửa hàng mang dễ dàng hơn. Tuy nhiên, làm như vậy là vi phạm quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản, vì nếu bạn chồng dĩa lên, đáy dĩa sẽ bị bẩn và bàn cũng sẽ bị bẩn. Nên cách tốt nhất là bạn nên giữ nguyên dĩa trên bàn để nhân viên nhà hàng dọn.
Chồng dĩa sau khi ăn xong là điều cấm kỵ trong văn hóa ăn uống của Nhật
Không để đồ ăn đã gắp trở lại dĩa
Điều này gây khó chịu cho người ăn cùng, vì vậy nếu sau khi quan sát thấy món ăn quá dài, quá to thì có thể lấy kéo để cắt trước khi gấp vào chén.
Được thưởng thức một món ăn là điều rất hạnh phúc, cho nên đừng vì không chú ý những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà làm cho người ăn cùng hay mọi người xung quanh cảm thấy không thoải mái. Mọi người hãy ghi nhớ những quy tắc này để có thể thưởng thức được nhiều món ăn Nhật Bản một cách ngon miệng nhé.
Tags: Quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản, Nguyên tắc ăn uống trên bàn ăn Nhật Bản, Oshibori, cấm kỵ trên bàn ăn Nhật, văn hóa ăn uống của người Nhật, Văn hóa ăn uống, itadakimasu, gochisosama
TIN LIÊN QUAN
Búp bê người máy Nhật Bản là loại búp bê rất thú vị, có nhiều kiểu dáng bắt mắt và cơ chế hoạt động gây tò mò cho...
Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...
Konosuke Matsushita dù có tuổi thơ không may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng nhờ có triết lý sống lý tưởng, ông...
Wagashi không đơn giản là món tráng miệng thông thường của Nhật Bản. Vì thế để thưởng thức trọn vẹn nó không chỉ dùng...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG