Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản

Mục lục bài viết

    Karakuri hay được gọi là búp bê người máy Nhật Bản. Được thế giới biết đến là con rối tự động đầu tiên của Nhật Bản. Không tự nhiên mà búp bê này lại được biết đến rộng rãi đến thế. Vậy nó có những điểm gì nổi bật, hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu nhé!

    Lịch sử Karakuri

    Karakuri là búp bê hay mô hình, thiết bị cơ khí truyền thống của Nhật Bản. Từ “Karakuri” ban đầu được dùng để mô tả máy móc nói chung, đến thời gian gần đây nó mới được dùng để chỉ các thiết bị cơ khí truyền thống của Nhật Bản mang tính giải trí. Karakuri là danh từ hóa của động từ Karakuru, có nghĩa là “kéo và di chuyển sợi chỉ”, được bắt đầu sử dụng khi công nghệ Phương Tây được du nhập vào Nhật Bản. 

    Karakuri mô hình người máy sớm nhất được tạo ra bởi hoàng tử Kaya. Con búp bê này với chiều cao 1m2 có hình dáng một bé trai đang bê chiếc bình cao quá đầu, được tạo ra để giúp người dân đổ nước vào cánh đồng mà không cần tốn sức lực. Ngoài Karakuri của Hoàng tử Kaya, tương truyền có một nghệ nhân Nhật Bản Kudara Kawanari đã từng thấy cánh cửa tự động của một lâu đài nọ. Những phát minh trên được xem như là nền tảng cho Karakuri sau này phát triển.

    Karakuri - được xem là “ông

    Theo lịch sử, mãi đến khoảng thế kỷ 17, người Nhật mới bắt đầu chế tạo búp bê người máy Karakuri dựa theo công nghệ bánh răng của đồng hồ được từ nhập từ Châu Âu. Ngày xưa, búp bê Karakuri là đồ chơi cao cấp dành cho quý tộc triều đình, lãnh chúa phong kiến và thương nhân giàu có. Sau đó, Karakuri trở nên phổ biến do được trưng bày tại các lễ hội và hội chợ. 

    Các loại Karakuri

    Có 3 loại Karakuri cơ bản là Dashi Karakuri - búp bê lễ hội, Shibai Karakuri - búp bê trình diễn trên sân khấu, và Zashiki Karakuri - búp bê trang trí trong nhà.

    Dashi Karakuri

    Dashi Karakuri gồm Karakuri sợi và Karakuri rời.

    Karakuri sợi là các con rối búp bê được đặt trên xe Dashi, dưới xe là người điều khiển con rối, được gọi là Ningyou Kata. Họ có trách nhiệm làm cho Karakuri sợi xuất hiện trước khán giả xem lễ hội như thể chúng đang tự cử động. Cốt truyện của buổi diễn dựa trên các vở kịch Noh, vở kịch Kyogen.

    Karakuri rời là loại Karakuri trong đó các con búp bê được trang bị máy móc bên trong để chúng tự thực hiện các hành động mà không cần sự can thiệp của con người. Karakuri rời được bán trên thị trường với nhiều kiểu dáng, có thể thực hiện nhiều hành động khác nhau, thu hút sự tò mò của người xem.

    Dashi Karakuri trên đường phố

    Dashi Karakuri trên đường phố

    Zashiki Karakuri

    Vào thời Azuchi Momoyama, búp bê Karakuri được tạo ra một cách công phu hơn, được phát triển như một món đồ chơi cao cấp, được các quý tộc triều đình, lãnh chúa phong kiến, những người có địa vị cao quý mua về, trang trí trong nhà.

    Trong loại búp bê này có một kiểu búp bê rất nổi tiếng, độc đáo là búp bê dâng trà. Như tên của nó, đây là loại búp bê tự động dùng để dâng trà cho khách. Ngày nay, có thể thấy búp bê này tại các viện bảo tàng búp bê ở Nhật Bản. 

    Búp bê dâng trà tại triển lãm búp bê

    Búp bê dâng trà tại triển lãm búp bê

    Ngoài ra, búp bê trang trí trong nhà còn có nhiều kiểu dáng khác khá độc đáo như búp bê Godan Kaeri Ningyou (hay còn gọi là búp bê thất bại) là loại búp bê Karakuri sử dụng trọng tâm dịch chuyển của thủy ngân để làm cho búp bê lăn ngược lại. Người xem sẽ có dịp vừa thưởng thức cái độc đáo của búp bê này vừa trải nghiệm cảm giác hồi hộp khi nhìn nó lộn từng bậc thang. 

    Búp bê thất bại Godan Kaeri Ningyou

    Búp bê thất bại Godan Kaeri Ningyou 

    Thêm một búp bê Karakuri phản ánh văn hóa Nhật Bản là búp bê bắn cung. Nó được làm bằng đồng hồ cơ nhập khẩu, một đứa trẻ ngồi trên giá đỡ, rút mũi tên từ giá đỡ mũi tên, dùng cung bắn vào mục tiêu. Những chuyển động nhỏ nhưng sinh động của đứa trẻ thể hiện sự tinh tế của nghệ nhân. Đây cũng là búp bê Karakuri đại diện cho trình độ công nghệ cơ khí của Nhật Bản vào cuối thời kỳ Edo, là nền tảng cho quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản. Trong những năm gần đây, búp bê bắn cung đã được sử dụng rộng rãi trong giáo dục khoa học và công nghệ như một trong những gốc rễ của máy móc và robot giải trí cho con người.

    Búp bê bắn cung

    Búp bê bắn cung

    Shibai Karakuri

    Búp bê trình diễn trên sân khấu Shibai Karakuri lần đầu tiên trình diễn tại Osaka vào năm 1662. Buổi trình diễn có sự kết hợp của búp bê cơ học, Karakuri sợi và nhờ vào một số cơ cấu của đồng hồ hoặc nước. Bắt đầu từ Osaka và lan rộng đến Kyoto, Nagoya, Edo (Tokyo ngày nay), thường được trình diễn tại các đền thờ Nhật Bản.

    Shibai Karakuri trên đang trình diễn trên sân khấu kịch

    Shibai Karakuri trên đang trình diễn trên sân khấu kịch

    Cơ chế hoạt động của Karakuri

    Hoạt động của Karakuri chủ yếu dựa vào bánh răng tương tự như hoạt động của đồng hồ cơ học. Một số bánh răng kết hợp với nhau, tùy theo mục đích sản xuất của Karakuri, số bánh răng, số vòng quay của bánh răng cũng khác nhau.

    Búp bê Karakuri thời Edo, chẳng hạn như búp bê dâng trà, được trang bị cơ chế điều chỉnh tốc độ làm quay bánh răng một cách từ từ dựa trên cơ chế đồng hồ của Nhật Bản.

     

    Cơ chế hoạt động của búp bê dâng trà

    Cơ chế hoạt động của búp bê dâng trà

    Đặc điểm thú vị thu hút sự tò mò của người xem chính là cơ chế dừng lại khi khách nhấc chén trà lên và quay về vị trí cũ khi khách đặt chén trà xuống sau khi uống xong. Búp bê dâng trà hoạt động còn dựa trên cơ chế của lò xo. Cơ năng của lò xo được truyền từ bánh răng đến bánh lái, khi nhấc chén trà lên, tức là đang tác dụng nút chặn và bánh xe dừng lại, Khi đặt chén trà xuống, nút chặn được giải phóng, bánh xe di chuyển.

    Búp bê người máy Karakuri của Nhật Bản có những đặc trưng rất thú vị phải không mọi người. Phương Nam hy vọng qua bài viết này sẽ khiến cho mọi người càng thêm yêu quý đất nước mặt trời mọc - đất nước với rất nhiều điều mới mẻ, độc đáo.

     

    Tags: Karakuri, búp bê Karakuri, Zashiki Karakuri, các loại Karakuri, cơ chế hoạt động của Karakuri, Dashi Karakuri, Shibai Karakuri, búp bê bắn cung

    TIN LIÊN QUAN

     Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết
    25 THÁNG 08 Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết

    Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Vì thế, khi vào nhà hàng thưởng thức món ăn chúng ta...

    Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản
    25 THÁNG 08 Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản

    Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...

    Konosuke Matsushita -
    25 THÁNG 08 Konosuke Matsushita - "Người khổng lồ" trong lòng người Nhật

    Konosuke Matsushita dù có tuổi thơ không may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng nhờ có triết lý sống lý tưởng, ông...

    Cảm nhận Wagashi bằng 5 giác quan
    25 THÁNG 08 Cảm nhận Wagashi bằng 5 giác quan

    Wagashi không đơn giản là món tráng miệng thông thường của Nhật Bản. Vì thế để thưởng thức trọn vẹn nó không chỉ dùng...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat