Sự khác nhau giữa chùa và đền Nhật Bản

Mục lục bài viết

    Những ngôi chùa và đền Nhật Bản là nơi bạn có thể cảm nhận được văn hóa Nhật Bản một cách rõ rệt nhất. Mặc dù, bầu không khí và kiến trúc của hai công trình có nhiều phần giống nhau, tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều điểm khác nhau. Hãy cùng Phuong Nam Education khám phá sự khác nhau giữa chùa và đền Nhật Bản nhé.

    Định nghĩa chùa Nhật Bản và đền Nhật Bản

    Phật Giáo và Thần Đạo

    Mặc dù chùa và đền Nhật Bản đều là cơ sở tôn giáo nhưng điểm khác biệt đáng kể nhất là tôn giáo thuộc về của hai công trình kiến trúc. Chùa là của Phật Giáo, còn đền là của Thần đạo. 

    Phật giáo là một tôn giáo được sáng lập bởi Đức Phật, được du nhập vào Nhật Bản từ lục địa thông qua Trung Quốc. Phật Giáo dựa trên niềm tin vào Đức Phật và các vị phật giác ngộ khác. Chùa là nơi các nhà sư Phật giáo sống để học hỏi và thực hành các giáo lý Phật Giáo. Đây là nơi để người dân cầu nguyện với hy vọng Đức Phật có thể bảo vệ họ, bảo vệ sự bình yên của quốc gia. 

    Đức Phật được thờ tại chùa Nhật Bản

    Đức Phật được thờ tại chùa Nhật Bản

    Thần đạo là một tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản, là nơi thờ các vị thần của Nhật Bản. Trong đó có nhiều vị thần khác nhau, không chỉ có con người mà thiên nhiên, vạn vật, đất đai đều được tôn thờ như những vị thần. Vị thần cao nhất là nữ thần mặt trời. Không giống như Phật giáo, Thần đạo không có giáo lý cố định, nhưng tất nhiên cũng có những con đường dạy dỗ, bài học của riêng Thần Đạo.  

    Các đền thờ là những nơi thờ cúng từng vị thần được tin tưởng trên khắp Nhật Bản. Đền thờ thường bắt nguồn từ những địa điểm tự nhiên từng được tin tưởng hoặc nơi tổ chức những nghi lễ linh thiêng, được coi là nơi để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần và cầu mong hạnh phúc, an lành.

    Chùa và đền Nhật Bản thờ gì?

    Các bạn có bao giờ thử quan sát xem liệu trong chùa và đền có tượng Phật hay vị thần được tôn thờ hay chưa. Thông thường, tại các chùa có thể dễ dàng thấy được các bức tượng Phật giáo nhưng tại các đền thờ thường sẽ không thể thấy vị thần được tôn thờ. 

    Trong chùa, thường sẽ thờ Phật Thích Ca và Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa,  Phật quan trọng nhất được gọi là “Honzou”. Phần lớn các tượng phật sẽ được đặt ở những vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, trong chùa cũng có một số tượng phật được giấu không công khai.

    Nữ thần mặt trời Amaterasu

    Nữ thần mặt trời Amaterasu

    Ban đầu Phật giáo không cho phép thờ cúng các đồ vật hữu hình và dĩ nhiên lúc đó các bức tượng phật cũng không tồn tại. Tuy nhiên, sau khi Đức Phật nhập diệt, hàng trăm năm sau các bức tranh minh họa và tượng phật bắt đầu được tạo ra để truyền đạt giáo lý một cách dễ dàng hơn. 

    Khác với chùa, các ngôi đền sẽ thờ các vị thần tương ứng mà họ tin tưởng. Vì vạn vật đều có thể là thần nên có đền thờ các nhân vật có thật, và cũng có đền thờ nhiều hơn một vị thần.

    Bạn có biết sự khác nhau giữa chùa và đền Nhật Bản là gì không?

    Cách cúng bái của chùa và đền Nhật Bản

    Vào những dịp quan trọng như Hatsumode, người Nhật thường đến chùa hay đền để cúng bái. Bạn có biết cách cúng bái của chùa và đền khác nhau như thế nào không? 

    Đến đền Nhật Bản, trước tiên hãy cúi chào trước cổng Torii, sau đó đi dọc theo mép trái hay mép phải của con đường vì theo tương truyền thì lối giữa của con đường dành cho các vị thần. Trước khi cúng bái, đừng quên rửa sạch tay và miệng tại Chozuya. Khi đứng trước gian thờ hãy nhét tiền vào hộp, rung chuông để gọi thần lên. Sau đó thực hiện chuỗi động tác hai lạy, hai vỗ tay, một lạy và cầu nguyện.

    Đến chùa Nhật Bản, cũng tương tự đền, trước tiên, cúi chào ở cổng vào và đi dọc bên trái hoặc bên phải con đường, sau đó, rửa tay và miệng. Tiếp theo, tiến vào chánh điện, nếu có lư hương trên đường vào chính điện thì hãy “tắm” trong khói hương để thanh lọc thân thể và tâm hồn. Khi đứng trước tượng Phật, hãy quyên góp tiền bằng lòng thành kính, lặng lẽ đan hai tay vào nhau và cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, cúi đầu và rời khỏi chánh điện.

    Kiến trúc của chùa và đền Nhật Bản

    Chùa Nhật Bản có những đặc trưng nổi bật như sau:

    • Cổng Sanmon: Cổng trước chùa được gọi là cổng Sanmon, sở dĩ cổng có tên này là vì ban đầu chùa được xây dựng trên núi. Điểm đặc biệt của cổng này là có mái ngói và hai bên có tượng Nio bảo vệ chùa.
    • Pháp đường: Được xây dựng làm nơi cho các nhà sư thuyết giảng giáo lý. Nó được coi là công trình quan trọng thứ hai trong chùa sau chính điện.
    • Chính điện: Là nơi đặt bức tượng Houzon, kiến trúc quan trọng nhất trong chùa. 
    • Bảo tháp: Là nơi đặt một phần nhục thân hoặc xá lợi của Đức Phật.

    Kiến trúc một Chùa tại Nhật Bản

    Kiến trúc một Chùa tại Nhật Bản

    Đền Nhật Bản có một số đặc trưng tiêu biểu sau:

    • Cổng Torii: Đây là biểu tượng của đền Nhật Bản, gồm hai cột trụ và thường có màu đỏ son, ngoài ra có thể được sơn màu khác như đen, trắng, không màu,..Hai bên lối vào còn có Komainu, giống như tượng Nio ở chùa Nhật Bản, chúng đóng vai trò là lính bảo vệ đền.
    • Chính điện Honden: Là nơi thờ các vị thần, cũng là nơi quan trọng nhất trong đền.
    • Haiden: Là nơi người dân đến đền để cầu an, trừ tà.

    Kiến trúc một ngôi đền tại Nhật Bản

    Kiến trúc một ngôi đền tại Nhật Bản

    Trong bài viết này, Phuong Nam Education đã giới thiệu đến các bạn sự khác nhau giữa chùa và đền Nhật Bản. Sau khi biết những thông tin này, bạn có muốn thử đến Nhật Bản du học để trải nghiệm những khác biệt thú vị này không?

     

    Tags: Chùa và đền Nhật Bản, chùa Nhật Bản, đền Nhật Bản, kiến trúc của chùa và đền Nhật Bản, cách cúng bái của chùa và đền Nhật Bản, định nghĩa chùa và đền Nhật Bản, chùa và đền Nhật Bản thờ gì, phật giáo và thần đạo

    TIN LIÊN QUAN

    Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản
    04 THÁNG 05 Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản

    Búp bê người máy Nhật Bản là loại búp bê rất thú vị, có nhiều kiểu dáng bắt mắt và cơ chế hoạt động gây tò mò cho...

     Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết
    25 THÁNG 08 Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết

    Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Vì thế, khi vào nhà hàng thưởng thức món ăn chúng ta...

    Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản
    25 THÁNG 08 Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản

    Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...

    Konosuke Matsushita -
    25 THÁNG 08 Konosuke Matsushita - "Người khổng lồ" trong lòng người Nhật

    Konosuke Matsushita dù có tuổi thơ không may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng nhờ có triết lý sống lý tưởng, ông...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat