Tìm hiểu về lễ hội ngắm trăng Tsukimi tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông nên người Nhật cũng có tục lệ cúng trăng và ngắm trăng vào mùa thu. Lễ hội ngắm trăng Tsukimi được tổ chức vào mùa thu khi trăng tròn, người Nhật thường tập trung để ngắm cảnh trăng sáng trên bầu trời đêm. Trong bài viết này, hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu về lễ hội ngắm trăng Tsukimi tại Nhật Bản và những nét đẹp văn hóa đặc trưng của lễ hội này nhé.
Lễ hội ngắm trăng Tsukimi (còn được gọi là Otsukimi) - dùng để chỉ lễ hội Nhật Bản nhằm tôn vinh trăng non. Lễ hội này được cho là một biến thể của lễ hội Trung thu. Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, là dịp để mọi người tụ họp và thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Lễ hội ngắm trăng Tsukimi - Tết trung thu cổ truyền Nhật Bản
Nét khác biệt của Tết Trung Thu ở Nhật Bản chính là được tổ chức hai lần. Lần một được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch,lần hai vào ngày trăng tròn 13/9 âm lịch. Đêm 15/8 được gọi là 十五夜, đêm 13/9 này được gọi là 十三夜 (hay còn gọi là 後の月). Người Nhật cho rằng nếu đã ngắm trăng vào ngày 15 thì nhất định phải đi ngắm trăng một lần nữa vào ngày 13, nếu chỉ đi một trong hai ngày thì sẽ gặp chuyện không may mắn. Người Nhật gọi điều kiêng kị này là 片月見 (Kata Tsukimi).
Nguồn gốc của lễ hội ngắm trăng Tsukimi được cho là bắt đầu từ thời Nara (710 – 794). Đến thời Heian (794 – 1185), giới quý tộc (trong triều đình) đã tổ chức lễ ngắm trăng, thưởng thức những bữa tiệc và ngâm thơ Tanka (短歌). Phong tục ngắm trăng này vẫn được kéo dài đến thời kỳ Edo (1603 – 1868), và đồng thời cùng với sự ra đời của thơ Haiku (俳句) thì phong tục “thưởng nguyệt làm thơ” này vẫn được kéo dài đến ngày hôm nay.
Tại lễ hội ngắm trăng Tsukimi, các bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh chú thỏ được khắc họa trên các vật dụng và đồ ăn gắn liền với lễ hội. Người dân nơi đây tin rằng thỏ là “cư dân” đầu tiên của mặt trăng, và nếu bạn nhìn kỹ mặt trăng sẽ thấy hình ảnh hai con thỏ đang giã bánh gạo bằng vồ (杵) và cối (臼) bằng gỗ.
Hình ảnh chú thỏ giã bánh gạo bằng cối trên mặt trăng
Lễ hội ngắm trăng Tsukimi được người dân tổ chức như một cách để tạ ơn mẹ thiên nhiên vì đã cho họ một vụ mùa bội thu. Với ý nghĩa đó, lễ hội Tsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần đối với người dân nơi đây.
Nhắc đến tết trung thu thì không thể kể đến Tsukimi Dango (月見団子) - một món bánh truyền thống gắn liền với Tsukimi. Tsukimi Dango được làm từ bột gạo nếp (餅粉), hình tròn hơi dẹt và có rất nhiều mắc sắc khác nhau. Loại bánh này khá giống bánh mochi, được ăn kèm với nước đường mật ong và dùng chung với trà.
Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ (三方), dùng để bày đồ cúng trong đạo Shinto (Thần đạo). Bánh Dango thành hình tam giác lên kệ gỗ, bên cạnh được trang trí thêm bình cỏ lau, rau quả,... Sau khi cúng, bạn có thể thưởng thức món bánh này cùng với gia đình.
Tsukimi Dango - Bánh trung thu của người Nhật
Ngoài ra, Tsukimi Dango còn chứa đựng một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người Nhật. Bởi người dân nơi đây tin rằng những chiếc bánh có hình dáng giống biểu tượng của mặt trăng tròn sẽ mang lại điềm lành nên khi ăn Dango vào ngày này sẽ giúp họ mang lại sức khỏe và may mắn.
Khởi nguồn của lễ hội ngắm trăng Tsukimi là lễ cảm tạ mùa thu hoạch. Chính vì vậy mà đêm Tsukimi còn có tên gọi khác là “芋名月” (trăng tròn mùa khoai). Trong ngày này không thể không kể đến hai loại rau củ được người Nhật ưa chuộng là bí đỏ (おぼちゃ) và khoai môn (里芋).
Bí đỏ (おぼちゃ): một trong những sản vật được thu hoạch vào mùa thu. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món như bánh, canh bí đỏ,... nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh Mochi bí đỏ được ăn kèm với sốt đậu đỏ.
Khoai môn (里芋): Trong tết trung thu không thể thiếu khoai môn - đặc sản nổi tiếng nhất trong mùa thu tại Nhật Bản. Chính vì vậy mà người ta gọi ngày này là “芋名月” (trăng tròn mùa khoai). Có rất nhiều bánh Mochi được chế biến kèm với khoai môn như Daifuku Mochi, Kuri Mochi,...
Ngắm mặt trăng là hoạt động chính của lễ hội Tsukimi. Nếu như Việt Nam có hình ảnh mặt trăng gắn liền với chú Cuội và chị Hằng, thì ở Nhật Bản có hình ảnh chú thỏ đang giã bột làm bánh Mochi trên mặt trăng. Vào ngày trăng rằm, người dân Nhật Bản thường ngắm trăng từ cửa sổ căn phòng, ở ngoài sân, trên phố,...cùng với gia đình, bạn bè và cùng nhau thưởng thức trà ăn kèm với Tsukimi Dango.
Mọi người cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức trà ăn kèm bánh Dango
Hoạt động trang trí nhà cửa mỗi khi tết trung thu đến được xem là hoạt động tạo nên sự trang trọng cho lễ hội này. Các vật dụng dùng để trang trí trong ngày hội này tại Nhật Bản cũng rất đặc biệt.
Cỏ lau (ススキ) – vật trang trí nhà cửa truyền thống của người dân Nhật Bản. Có quan niệm cho rằng, cỏ lau là hiện thân của thần mặt trăng, cầu cho một mùa màng bội thu và đem lại sự sung túc cho người dân. Ngoài ra, cỏ lau được sử dụng với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ ở một số địa phương.
Đèn lồng (提灯): Những chiếc đèn lồng đa dạng kích cỡ và hình dáng được treo trên ban công hoặc sân trong, tạo không khí náo nhiệt ngày hội.
Ngoài ra còn một số vật trang trí khác như hoa cẩm chướng, hoa nữ lang,...
Trong bài viết này, Phuong Nam Education đã giới thiệu cho các bạn về lễ hội ngắm trăng Tsukimi tại Nhật Bản. Nếu có cơ hội, hãy đến Nhật Bản vào tháng 9 để có thể trải nghiệm bầu không khí náo nhiệt của lễ hội ngắm trăng Tsukimi. Hãy theo dõi Phuong Nam Education để biết thêm các thông tin hữu ích khác nhé.
Tags: Lễ hội ngắm trăng Tsukimi, nguồn gốc của lễ hội ngắm trăng Tsukimi, Tsukimi Dango, các hoạt động trong lễ hội ngắm trăng Tsukimi, tết trung thu ở Nhật Bản, ngắm trăng tròn, đêm trăng Tsukimi, ngắm trăng cùng gia đình.
TIN LIÊN QUAN
Búp bê người máy Nhật Bản là loại búp bê rất thú vị, có nhiều kiểu dáng bắt mắt và cơ chế hoạt động gây tò mò cho...
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Vì thế, khi vào nhà hàng thưởng thức món ăn chúng ta...
Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...
Konosuke Matsushita dù có tuổi thơ không may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng nhờ có triết lý sống lý tưởng, ông...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG