Cách sử dụng nghi vấn từ đặt câu trong tiếng Nhật
Nếu trong tiếng Anh có các từ what, where, when, why dùng để hỏi thì trong tiếng Nhật có các nghi vấn từ mang nghĩa tương đương là “なんに”, “どこ”, “いつ” dùng để hỏi về thời gian, địa điểm, cái gì, như thế nào, tuy nhiên trong tiếng Nhật nó có sự biến hoá hết sức đa dạng mang màu sắc biểu cảm, chẳng hạn chỉ cần thêm từ “か” hay chia thể lại cho câu nó sẽ mang nghĩa phủ định hay thể hiện một sự đồng nhất nào đó, vậy cách hình thành những loại câu với nghi vấn từ như thế nào, hãy theo dõi bài viết bên dưới.
何にか
Dịch nghĩa: Cái gì đó
Ví dụ:
Đói bụng rồi hay là ăn cái gì đi.
どこか
Dịch nghĩa: Ở đâu đó
Ví dụ:
Ngày mai mình đi đâu đó đi
Ngày mai mình đi đâu đó đi?
だれか
Dịch nghĩa: Ai đó
Ví dụ:
Có ai ở trong lớp học không?
いつか
Dịch nghĩa: Khi nào đó
Ví dụ:
Tôi muốn khi nào đó đến Pháp
だれも〜ません・だれも〜ないです。
Dịch nghĩa: Không ~ ai cả
Ví dụ:
Ngày mai không có ai đến cả
どこも V ません・どこも V ないです。
Dịch nghĩa: Không V (Thường là động từ đi hoặc đến) ~ đâu cả
Ví dụ:
Hôm qua tôi đã không đi đâu cả
Ngày mai tôi không đi đâu cả
何も〜ません・何にも〜ないです。
Dịch nghĩa: Không làm ~ (Chia về thể quá khứ)
Ví dụ:
Sáng nay tôi đã không ăn cái gì cả
どれでも
Dịch nghĩa: Cái nào cũng
Ví dụ:
Cái nào cũng 100 yên
なんでも
Dịch nghĩa: Cái gì cũng
Ví dụ:
Tôi cái gì cũng ăn
Tôi ăn cái gì cũng được
だれでも
Dịch nghĩa: Ai cũng
Ví dụ:
Cái câu hỏi này ai cũng có thể làm được
いつでも
Dịch nghĩa: Khi nào cũng
Ví dụ:
Khi nào đến cũng được
どこでも
Dịch nghĩa: Ở đâu cũng
Ví dụ:
Đi đâu cũng được.
Mình đi đâu cũng được
1. このバッグは 大きいです。( )入ります。
a. 何でも b. 何にか c. 何も d. 何にが
2.きのう、デパートに 行きましたが( )買いませんでした。
a. どこか b. いつか c. どこも d. 何も
3.きのうは 休みの日ですが( )いきませんでした。
a. だれも b. どこも c. どこか d. 何も
4.もう7時になっても、きょうしつで( )いません。
a. だれか b. だれも c. どこか d. 何にか
5. しゅうまつ、としょかんか こうえんか ( )行きます。
a. どこでも b. どこも c. どこか d. どこに
Đáp án: 1- a; 2- d; 3- b; 4- b; 5-a
Khi sử dụng nghi vấn từ, người học rất hay bị nhầm lẫn giữa hai mẫu câu “Không….gì cả” và “~ cũng” vì công thức hình thành chung nó khá giống nhau nhưng xét về mặt nghĩa lại hoàn toàn trái ngược, tip nhỏ để nhớ chính là trong câu phủ định nhất định sẽ có phủ định từ “ません・ない”. Tuy nhiên, hiệu quả nhất các bạn vẫn nên áp dụng vào hội thoại hằng ngày để dùng nó một cách tự nhiên mà không còn phải lấn cấn suy nghĩ.
>>>>> Xem thêm bài viết tại: Cách để đưa ra lời đề nghị trong tiếng Nhật
THƯ VIỆN LIÊN QUAN
Trong ngữ pháp N4, có thể nói câu điều kiện là mẫu câu có rất đa dạng các mẫu ngữ pháp mang ý nghĩa tương tự nhau. Để có thể phân biệt cách dùng cụ...
Đã bao giờ bạn muốn đưa ra một yêu cầu, mệnh lệnh hay một đề xuất gì đó cho người khác bằng tiếng Nhật nhưng lại không biết dùng mẫu ngữ pháp nào...
Những cấu trúc ngữ pháp chỉ mức độ chắc chắn thể hiện suy đoán của người nói về một sự vật sự việc nào đó. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy cùng bắt đầu...
Ngữ pháp cho và nhận là một trong những mẫu ngữ pháp trọng tâm của ngữ pháp N5. Trong bài học hôm nay Phuong Nam Education sẽ giới thiệu đến các...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG