Tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp N4 dùng để so sánh và diễn tả thời điểm của hành động
So sánh được sử dụng rất nhiều trong cách giao tiếp hàng ngày, vì nó có thể thể hiện quan điểm hay cách nhìn nhận, đánh giá của bạn về một sự vật sự việc nào đó. So sánh cũng được sử dụng khi miêu tả, trong các bài văn tiếng Nhật. Bên cạnh đó, để có thể khiến chủ đề giao tiếp của mình trở nên thú vị hơn, chúng ta sẽ thường lựa chọn kể về những câu chuyện của mình trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, cách diễn đạt hành động của mình trong quá khứ hay hiện tại và tương lai chắc chắn là một trong những điểm ngữ pháp tiếng Nhật quan trọng sẽ giúp ích cho điều đó. Hãy cùng Phuong Nam Education điểm qua các cấu trúc này nhé!
〜より…
Cấu trúc:
N + より
...hơn...
Cách dùng: Dùng để so sánh hai danh từ hơn kém nhau. Danh từ đứng trước「より」làm chuẩn để so sánh với danh từ còn lại.
Ví dụ:
このアパートは前のアパートより便利です。
Căn hộ này tiện lợi hơn căn hộ trước.
私はいつも両親より早く起きます。
Tôi lúc nào cũng dậy sớm hơn ba mẹ tôi.
私は何より音楽が好きです。
Tôi không thích gì hơn âm nhạc.
Chú ý: Khi từ để hỏi đi với「より」thì mang nghĩa là so sánh nhất 〜không có gì hơn.
ぼくはだれより彼女が好きなんだ。
Tôi yêu cô ấy hơn bất kỳ ai.
Tôi thích cô ấy hơn ai hết
~ほど…ません
Cấu trúc:
N + ほど…ません
...không bằng...
Cách dùng: Dùng so sánh phủ định hai danh từ. Danh từ đứng trực tiếp với「ほど」hơn danh từ còn lại.
Ví dụ:
A: この町は今にがやかですが、昔はどうでしたか。
Khu phố này bây giờ rất náo nhiệt, ngày xưa thì thế nào?
B: 昔は今ほどにぎやかではありませんでした。
Ngày xưa thì không có náo nhiệt như bây giờ đâu.
私はアンさんほど日本語が上手ではありません。
Tôi không giỏi tiếng Nhật được như bạn An.
私は兄ほど忙しくないです。
Tôi không bận bằng anh tôi.
Tôi không giỏi tiếng Anh như cô ấy
~より〜のほうが
Cấu trúc:
N2 より + N1 のほうが + A + です。
So với N2, N1 thì … hơn
Cách dùng: Dùng để so sánh giữa hai người, hai đồ vật/sự vật, hoặc hai con vật. Đây chỉ là cách nói đảo ngược lại trật tự của hai danh từ, còn về ý nghĩa, thì N1 vẫn ở mức độ cao hơn so với N2.
Ví dụ:
じてんしゃよりくるまのほうがはやいです。
So với xe đạp thì ô tô nhanh hơn.
わたしよりたなかさんのほうがせがたかいです。
So với tôi thì Tanaka cao hơn.
そのパソコンよりこのパソコンのほうがべんりです。
So với máy tính kia thì máy tính này tiện lợi hơn.
ねこよりとらのほうがおおきいです。
So với mèo thì hổ to hơn.
So với tôi thì cô ấy cao hơn
~ながら
Cấu trúc:
Vます + ながら
...trong khi...
Cách dùng: Mẫu câu này diễn tả một hành động diễn ra cùng lúc với một hành động khác. Hành động được miêu tả ở vế 「~ながら」đứng trước, hành động ở vế sau là hành động chính.
Ví dụ:
テレビをみながら、ごはんを食べます。
Tôi xem ti vi trong khi ăn cơm. (Ăn cơm là hành động chính)
音楽を聞きながら、お茶を飲んでいます。
Tôi nghe nhạc trong khi đang uống trà. (Uống trà là hành động chính)
子供たちは笑(わら)いながら、ゲームをしています。
Lũ trẻ cười đùa trong khi chơi game. (Chơi game là hành động chính)
彼女を考えながら、一人で長い冬を過ごしました。
Tôi đã nghĩ về cô ấy khi một mình trải qua một mùa đông dài.
Anh ấy xem TV trong khi ăn mì
~ところです
Cấu trúc:
Vる・Vている・Vた + ところです。
Việc gì đó sắp bắt đầu / đang diễn ra / vừa mới kết thúc
Cách dùng: 「ところ」ở đây được hiểu là “thời điểm”. Mẫu câu này dùng để nhấn mạnh hành động đi kèm có vị trí như thế nào với thời điểm hiện tại (sắp diễn ra, đang diễn ra hay vừa diễn ra)
Chú ý: Mẫu câu「Vている + ところです。」thường dùng kèm với「いま」
Ví dụ:
A: 昼ごはんもう食べましたか。
Cậu đã ăn trưa chưa?
B: いいえ、これから食べるところです。
Chưa, bây giờ tớ chuẩn bị ăn đây.
A: 故障の原因がわかりましたか。
Anh đã tìm ra nguyên nhân hỏng chưa?
B: いいえ、今調べているところです。
Chưa, bây giờ tôi đang xem / kiểm tra đây.
たった今バスが出たところです。
Xe buýt vừa mới chạy xong.
Xe buýt vừa mới khởi hành
1. わたしは兄ほど( )。
a. いそがしいです b. いそがしくないです
2. 1 週間の中で( )いちばんきゃくが多い。
a. 金曜日が b. 金曜日のほうが
3. 子供は( )学校のことを話した。
a. なきながら b. 立ちながら
4. 雨が( )から、タクシーで行きましょ。
a. 降っている b. 降ったところだ
5. このへやはとなりのへや( )暖かいです。
a. より b. のほうが
Đáp án: 1-b; 2-b; 3-b; 4-b; 5-a
Với bài viết Ngữ pháp tiếng Nhật ngày hôm nay, hy vọng sẽ mang đến các bạn những kiến thức bổ ích cho quá trình học tiếng Nhật của mình. Chúc các bạn ôn luyện thi N4 thật tốt, và nhớ đừng quên theo dõi các phần tiếp theo về ngữ pháp tiếng Nhật nhé!
>>> Xem thêm bài viết tại: Cách đưa ra lời đề nghị trong tiếng Nhật
THƯ VIỆN LIÊN QUAN
Trong ngữ pháp N4, có thể nói câu điều kiện là mẫu câu có rất đa dạng các mẫu ngữ pháp mang ý nghĩa tương tự nhau. Để có thể phân biệt cách dùng cụ...
Đã bao giờ bạn muốn đưa ra một yêu cầu, mệnh lệnh hay một đề xuất gì đó cho người khác bằng tiếng Nhật nhưng lại không biết dùng mẫu ngữ pháp nào...
Những cấu trúc ngữ pháp chỉ mức độ chắc chắn thể hiện suy đoán của người nói về một sự vật sự việc nào đó. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy cùng bắt đầu...
Ngữ pháp cho và nhận là một trong những mẫu ngữ pháp trọng tâm của ngữ pháp N5. Trong bài học hôm nay Phuong Nam Education sẽ giới thiệu đến các...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp.
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG